Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Nguyên tắc kế toán chứng khoán kinh doanh theo thông tư 133 có gì đặc biệt?

Như đã biết thông tư 133/2016/TT – BTC đã chính thức đi vào thực hiện từ ngày 1/1/2017, trong đó có một số điểm khác biệt so với quyết định số 48/2006/QĐ – BTC. Nếu như nghị định số 48 quy định tài khoản 121: đầu tư tài chính ngắn hạn thì đối với thông tư 133 nó lại đứng trên cương vị là chứng khoán kinh doanh. Vậy nguyên tắc kế toán tài khoản này có gì đặc biệt?
Kết cấu và nội dung phản ánh TK 121 như sau:
§  Bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh mua vào.
§  Bên Có: Giá trị ghi sổ chứng khoán kinh doanh khi bán.
§  Số dư bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh tại thời điểm báo cáo.
Nguyên tắc kế toán chứng khoán kinh doanh:
F Tài khoản này nhằm phản ánh tình hình mua, bán thanh toán các loại chứng khoán king doanh bao gồm cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán và các loại chứng khoán, công cụ tài chúng khác.
§  Đặc biệt lưu ý tài khoản này không phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn cụ thể ví dụ như các khoản vay giữa hai bên theo khế ước, các laoij trái phiếu, thương phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,  tiền gửi ngân hàng..nắm giữ đến ngày đáo hạn.
F Phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc đối với chính khoán kinh doanh.
Cụ thể:
§  Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) ví dụ như thuế, lệ phí và phí ngân hàng, chi phí giao dịch, môi giới, cung cấp thông tin.
§  Giá gốc của chứng khoán kinh doanh được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.
§  Thời điểm nhà đầu tư có quyền sở hữu chính là thời điểm ghi nhận các khoản chứng khoán kinh doanh:
-       Chứng khoán chưa niêm yết được ghi nhận tại thời điểm chính thức có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
-       Chứng khoán niêm yết được ghi nhận tại thời điểm khớp lệnh (T+0);.
F Cuối niên độ kế toán, kế toán được lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh nếu giá trị thị trường của chứng khoán kinh doanh bị giảm xuống thấp hơn giá gốc.
F Doanh nghiệp phải hạch toán kịp thời, đầy đủ các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán kinh doanh trong trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này và chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư. Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.
F Phải xác định giá trị cổ phiếu theo giá trị hợp lý tại ngày trao đổi đối với trường hợp hoán đổi cổ phiếu. Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi và giá trị hợp lý của cổ phiếu được kế toán là chi phí tài chính (nếu lỗ) hoặc  doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi):
          Quá trình xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu  được tiến hành như sau:
§  Thứ nhất: giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá do các bên thỏa thuận theo hợp đồng hoặc giá trị sổ sách tại thời điểm trao đổi đối với cổ phiếu chưa niêm yết khác,
§  Thứ hai: giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa niêm yết trên thị trường chứng khoán tại ngày trao đổi  đối với cổ phiếu của công ty niêm yết. Trường hợp tại ngày trao đổi thị trường chứng khoán không giao dịch thì giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi.
§  Thứ ba: giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá giao dịch đóng cửa trên sàn UPCOM tại ngày trao đổi đối với cổ phiếu chưa niêm yết được giao dịch trên sàn UPCOM. Giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi trong tr Trường hợp tại ngày trao đổi sàn UPCOM không giao dịch.
F Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi chi tiết từng loại, từng mã chứng khoán kinh doanh mà doanh nghiệp đang nắm giữ
F Giá vốn chứng khoán kinh doanh được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền hoặc nhập trước xuất trước khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán kinh doanh (tính theo từng loại chứng khoán. Chi phí bán chứng khoán được phản ánh vào chi phí tài chính trong kỳ. Khoản lãi hoặc lỗ khi nhượng bán, thanh lý, chứng khoán kinh doanh được phản ánh vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo hoặc doanh thu hoạt động tài chính
F Cuối niên độ kế toán doanh nghiệp phải đánh giá lại tất cả các loại chứng khoán kinh doanh là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại chứng khoán kinh doanh là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này.


Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Hoá đơn bên bán xuất sai thời điểm thì bên mua có được khấu trừ VAT hay không?



Theo như CV 2104/TCT-KK ngày 06/06/2014 của Tổng Cục thuế hướng dẫn cho Cục thuế thành phố Hà Nội như sau: 
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Ban quản lý dự án Xây dựng phòng thí nghiệm Dioxin mua hàng hóa từ các nhà cung cấp (trang thiết bị, vật tư sử dụng để nghiên cứu). Tuy nhiên, do nguyên nhân khách quan làm chậm thanh toán tiền hàng dẫn đến nhà cung cấp không xuất hóa đơn GTGT khi giao hàng/thanh lý hợp đồng thì Ban quản lý được kê khai, hoàn thuế đối với những hóa đơn GTGT hàng hóa mua vào do người bán lập sai thời điểm nếu các hóa đơn này có đủ điều kiện khấu trừ theo quy định. Các đơn vị cung cấp hàng hóa cho Ban quản lý dự án bị xử phạt về hành vi sử dụng hóa đơn. 

Theo CV 7639/CT-TTHT của Cục thuế HCM ngày 16/9/2014 trả lời cho Knoc-Văn phòng điều hành tại Tp.HCM như sau: 
Trường hợp Văn phòng điều hành có mua hàng hoá, thuê cung ứng dịch vụ có hoá đơn GTGT hợp pháp nhưng thời điểm bên bán lập hoá đơn giao cho Văn phòng điều hành không đúng thời điểm quy định nếu thực tế hàng hoá có mua vào có đủ hồ sơ chứng từ chứng minh và đáp ứng các điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì Văn phòng điều hành được kê khai khấu trừ thuế GTGT. Bên bán hàng hoá bị xử phạt vi phạm hành chính về việc lập hoá đơn không đúng thời điểm quy định. 

Kết luận: 
+ Bên bán sai do lập hóa đơn sai thời điểm, vi phạm điểm “a” Khoản “2” điều “16” Thông tư 39. Bên bán bị phạt từ 4.000.000đ đến 8.000.000đ. ( Thông tư 10). 
+ Hoá đơn bên mua không thuộc trường hợp "sử dụng hoá đơn bất hợp pháp" và "sử dụng bất hợp pháp hoá đơn" nên vẫn đủ điều kiện được khấu trừ thuế GTGT.

Tham khảo thêm các quy định sau:
Thông tư 219/2013/TT-BTC
"Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT."

Thông tư 39/2014/TT-BTC
"Điều 22. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.
Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.
Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.
Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).

Điều 23. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác."

Hướng dẫn chuyển đổi hóa đơn điện tử



(TCT online) - Trả lời Công văn số 3372/CT-TTHT ngày 18/04/2017 của Cục thuế TP HCM đề nghị hướng dẫn về việc chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để thanh toán bồi thường bảo hiểm, ngày 16/6/2017 Tổng cục Thuế có Công văn 2627/TCT-DNL hướng dẫn như sau: Tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính quy định:

“1. Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử phải đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.

3. Hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
a) Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử.

Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.
b) Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết."

Tại Điều 12 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài chính quy định:

"1. Nguyên tắc chuyển đổi
Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.

Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ lưu trữ chứng từ kế toán phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này.

2. Điều kiện
Hóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;
b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;
c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

3. Giá trị pháp lý của các hóa đơn điện tử chuyển đổi
Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.

4. Ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển đổi
Ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng chữ phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn điện tử gốc - hóa đơn nguồn (ghi rõ “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi."

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp khách hàng có nhu cầu chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để làm căn cứ thanh toán tiền bồi thường bảo hiểm thì Bệnh viện thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để cung cấp cho bệnh nhân (khách hàng). Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phải đáp ứng các điều kiện chuyển đổi theo quy định tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính.

Thế nào được coi là hóa đơn hợp lệ?

Khi viết hóa đơn chúng ta không tránh khỏi được những sai sót? Có những sai sót chúng ta bắt buộc phải hủy hóa đơn viết loại hóa đơn mới. Vậy như thế nào thì được coi là hóa đơn hợp lệ?
Là một kế toán mới, khi bắt đầu làm quen với nghiệp vụ của mình chắc hẳn sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ. Đặc biệt khi viết hóa đơn có đôi lúc bạn viết nhầm một lỗi nhỏ nhưng bắt bỏ phải hủy hóa đơn bởi dù chỉ một lỗi nhỏ như vậy thì hóa đơn đó đã không hợp lệ.
Hóa đơn hợp lệ phải đầy đủ các nội dung:
§  Hóa đơn phải có chữ ký của giám đốc, nếu không có sẽ phải có giấy ủy quyền và đóng dấu treo vào bên trái phía trên góc hóa đơn.
§  Hóa đơn phải được lập đúng theo nguyên tắc – quy định tại thông tư 39/2014/TT - BTC
§  Ghi rõ họ tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, ngày tháng năm phát hành hóa đơn, hình thức thanh toán, tên hàng hóa dịch vụ, số lượng, đơn giá, số tiền hàng, tiền thuế GTGT, tổng số tiền thanh toán bằng số và bằng chữ, chữ ký của hai bên và dấu công ty bên bán.
Ngoài ra quy định với hóa đơn hợp pháp
§  Là hóa đơn do bộ tài chính phát hành và do cơ quan thuế cung cấp cho doanh nghiệp.
§  Mẫu hóa đơn do doanh nghiệp tự in theo quy định nhưng phải được cơ quan thuế chấp nhận sử dụng với hóa đơn tự in
§  Hóa đơn phải doanh nghiệp thông báo phát hành và còn thời hạn sử dụng với hóa đơn đặt in.



Bạn có biết Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng?

Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ đâu? Tại sao nó lại được viết tắt là VAT? Có phải pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành luật thuế GTGT? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp.
Là một sinh viên kế toán chắc hẳn bạn không quá xa lạ với cụm từ thuế giá trị gia tăng bởi nó sẽ theo bạn suốt trong quá trình học và cả sau này khi ra trường bạn đi làm. Trong các bài tập thực hành trên lớp, các nghiệp vụ kế toán có đôi lúc bạn lại bắt gặp thuế VAT. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi VAT là gì và nó được suất xứ từ đâu chưa?
Thuế giá trị gia tăng bắt nguồn từ thuế doanh thu. Pháp chính là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng và được gọi theo tiếng pháp là Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắt là TVA). Và như chúng ta đã biết tiếng anh là tiếng thông dụng trên toàn thế giới do vậy nếu hiểu theo tiếng anh là  Value Added Tax (viết tắt là VAT).
Luật thuế GTGT quy định thuế giá trị gia tăng chính là một loại thuế gián thu đánh vào khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông cho đến tiêu dùng và nó được nộp vào ngân sách nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Hay nói cách khác cơ sở thuế giá trị gia tăng chính là phần giá trị tăng thêm của sản phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh mới sáng tạo ra chưa bị đánh thuế.
Cơ chế hoạt động của thuế giá trị gia tăng được quy định như thế nào?
F Nguyên tắc: sản phẩm, hàng hoá dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng, đều chịu thuế như nhau.
F Sự khác biệt giữa thuế VAT và thuế doanh thu: người bán hàng hóa hoặc dịch vụ lần đầu phải nộp thuế giá trị gia tăng trên toàn bộ doanh thu bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ. Ở các khâu tiếp theo đối với hàng hóa và dịch vụ thì chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm.
F Đặc điểm:
+       Kết qủa sản xuất, kinh doanh của đối tượng nộp thuế dù diễn biến thế nào đi nữa đều không ảnh hưởng đến thuế VAT.
+       người tiêu dùng là người chịu thuế giá trị gia tăng nhưng không phải là người trực tiếp nộp. Người bán các sản phẩm dịch vụ đó sẽ nộp thay vào kho bạc bởi thuế VAT đã bao gồm trong giá bán hàng hóa, dịch vụ.
F Vai trò thuế VAT:
+       Là nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước.
+       Tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, giúp tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế đối với với hàng xuất khẩu do không những không phải nộp thuế giá trị gia tăng mà nó còn được khấu trừ hoặc có thể là được hoàn lại số tiền thuế VAT đầu vào.
+       Tạo điều kiện cho việc chống thất thu thuế.
+       Là loại thuế ít thuế xuất, do vậy đảm bảo sự đơn giản, rõ ràng.
+       Nâng cáo tính tự giác của người nộp thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ.
+       Thuế VAT với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu…


Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Chi phí nguyên liệu bị hư hỏng do thời tiết nóng có được trừ?


Tôi xin hỏi công ty hàng tháng có một số nguyên liệu chính trong kho bị nứt do thời tiết nóng và cũng một phần do tay nghề của công nhân sản suất nguyên liệu bị nứt nên không thể sử dụng để sản xuất sản phẩm. vậy khi đưa số nguyên liệu chính này vào chi phí, chúng tôi làm phiếu xuất kho và cần làm thêm chứng từ nào nữa để được cơ quan thuế chấp nhận đưa vào chi phí hàng tháng.

Phòng Tuyên truyền và Hỗ trợ người nộp thuế Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa

Trả lời: Tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN (đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC - sau đây gọi tắt là Thông tư 78, quy định vềcác khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuếTNDN như sau:

“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:

Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.

Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật
....
b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:

- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

Vậy trường hợp ở Công ty nguyên liệu chính trong kho bị nứt do thời tiết nóng và cũng một phần do tay nghề của công nhân sản xuất nguyên liệu...bị nứt thì Công ty phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất và thực hiện các thủ tục, hồ sơ như quy định tại Tiết b, Điểm 1, Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Ebook hoc kinh doanh

tu van soan thao hop dong

van chuyen duong sat

dich vu van chuyen hang hoa

ban da kho co2

may ban da co2

noi that o to