Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Nguyên tắc kế toán chứng khoán kinh doanh theo thông tư 133 có gì đặc biệt?

Như đã biết thông tư 133/2016/TT – BTC đã chính thức đi vào thực hiện từ ngày 1/1/2017, trong đó có một số điểm khác biệt so với quyết định số 48/2006/QĐ – BTC. Nếu như nghị định số 48 quy định tài khoản 121: đầu tư tài chính ngắn hạn thì đối với thông tư 133 nó lại đứng trên cương vị là chứng khoán kinh doanh. Vậy nguyên tắc kế toán tài khoản này có gì đặc biệt?
Kết cấu và nội dung phản ánh TK 121 như sau:
§  Bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh mua vào.
§  Bên Có: Giá trị ghi sổ chứng khoán kinh doanh khi bán.
§  Số dư bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh tại thời điểm báo cáo.
Nguyên tắc kế toán chứng khoán kinh doanh:
F Tài khoản này nhằm phản ánh tình hình mua, bán thanh toán các loại chứng khoán king doanh bao gồm cổ phiếu, trái phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán và các loại chứng khoán, công cụ tài chúng khác.
§  Đặc biệt lưu ý tài khoản này không phản ánh các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn cụ thể ví dụ như các khoản vay giữa hai bên theo khế ước, các laoij trái phiếu, thương phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu,  tiền gửi ngân hàng..nắm giữ đến ngày đáo hạn.
F Phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc đối với chính khoán kinh doanh.
Cụ thể:
§  Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) ví dụ như thuế, lệ phí và phí ngân hàng, chi phí giao dịch, môi giới, cung cấp thông tin.
§  Giá gốc của chứng khoán kinh doanh được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh.
§  Thời điểm nhà đầu tư có quyền sở hữu chính là thời điểm ghi nhận các khoản chứng khoán kinh doanh:
-       Chứng khoán chưa niêm yết được ghi nhận tại thời điểm chính thức có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
-       Chứng khoán niêm yết được ghi nhận tại thời điểm khớp lệnh (T+0);.
F Cuối niên độ kế toán, kế toán được lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh nếu giá trị thị trường của chứng khoán kinh doanh bị giảm xuống thấp hơn giá gốc.
F Doanh nghiệp phải hạch toán kịp thời, đầy đủ các khoản thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán kinh doanh trong trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này và chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ sau khi doanh nghiệp mua khoản đầu tư. Khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó.
F Phải xác định giá trị cổ phiếu theo giá trị hợp lý tại ngày trao đổi đối với trường hợp hoán đổi cổ phiếu. Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của cổ phiếu mang đi trao đổi và giá trị hợp lý của cổ phiếu được kế toán là chi phí tài chính (nếu lỗ) hoặc  doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi):
          Quá trình xác định giá trị hợp lý của cổ phiếu  được tiến hành như sau:
§  Thứ nhất: giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá do các bên thỏa thuận theo hợp đồng hoặc giá trị sổ sách tại thời điểm trao đổi đối với cổ phiếu chưa niêm yết khác,
§  Thứ hai: giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa niêm yết trên thị trường chứng khoán tại ngày trao đổi  đối với cổ phiếu của công ty niêm yết. Trường hợp tại ngày trao đổi thị trường chứng khoán không giao dịch thì giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi.
§  Thứ ba: giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá giao dịch đóng cửa trên sàn UPCOM tại ngày trao đổi đối với cổ phiếu chưa niêm yết được giao dịch trên sàn UPCOM. Giá trị hợp lý của cổ phiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước liền kề với ngày trao đổi trong tr Trường hợp tại ngày trao đổi sàn UPCOM không giao dịch.
F Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi chi tiết từng loại, từng mã chứng khoán kinh doanh mà doanh nghiệp đang nắm giữ
F Giá vốn chứng khoán kinh doanh được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền hoặc nhập trước xuất trước khi thanh lý, nhượng bán chứng khoán kinh doanh (tính theo từng loại chứng khoán. Chi phí bán chứng khoán được phản ánh vào chi phí tài chính trong kỳ. Khoản lãi hoặc lỗ khi nhượng bán, thanh lý, chứng khoán kinh doanh được phản ánh vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo hoặc doanh thu hoạt động tài chính
F Cuối niên độ kế toán doanh nghiệp phải đánh giá lại tất cả các loại chứng khoán kinh doanh là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại chứng khoán kinh doanh là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ebook hoc kinh doanh

tu van soan thao hop dong

van chuyen duong sat

dich vu van chuyen hang hoa

ban da kho co2

may ban da co2

noi that o to