Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Phân biệt hao mòn với khấu hao tài sản cố định – Nguyên tắc khấu hao tài sản cố định.

Khấu hao và hao mòn TSCĐ đều làm giảm dần giá trị của tài sản cố định. Tuy nhiên hiện nay còn khá nhiều bạn vẫn chưa nắm rõ được hai hình thức này. Chúng khác nhau như thế nào? Sau đây báo cáo thực tập tốt nghiệp sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ nội dung này.
Phân biệt hao mòn với khấu hao TSCĐ
Nếu như hao mòn là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ thì khấu hao lại là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng TSCĐ.
Để làm rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc đến với bảng phân biệt dưới đây:
Hao mòn TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
§  Hao mòn TSCĐ: Là sự giảm dần giá trị sử dụng TSCĐ do tham gia vào hoạt động SXKD do sự tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật
§  Hao mòn TSCĐ được thể hiện dưới hai dạng:
F Hao mòn hữu hình
F Hao mòn vô hình
Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí SXKD trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
Đây là đặc tính tự nhiên của hàng hóa, giá trị của chúng sẽ bị giảm dần theo thời gian sử dụng
Mức khấu hao phải phù hợp với hao mòn nhưng không được vượt quá so với mức độ quy định.
Hao mòn là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ
Khấu hao lại là một biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng TSCĐ.


Nguyên tắc khấu hao TSCĐ
§  Tất cả các TSCĐ khi tham gia vào hoạt động SXKD đều phải tính khấu hao ( kể cả các tài sản không hiện hữu ở doanh nghiệp: Cầm cố, ký quỹ, cho thuê hoạt động)
§  Mỗi TSCĐ có thể được áp dụng  và lựa chọn một phương pháp khấu hao phù hợp nhưng phải sử dụng nhất quán trong suốt quá trình sử dụng tài sản. Có thể thay đổi phương pháp tính khấu hao nhưng không quá 2 phương pháp khấu hao.
§  Với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã phải thanh lý nhượng bán thì giá trị còn lại của tài sản được phản ánh vào chi phí khác. Còn đối với những TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn dùng cho HĐSXKD thì kế toán không được trích KH.
§  TSCĐ phục vụ cho hoạt động phúc lợi, công cộng thì không phải trích KH.
§  TSCĐ thuê tài chính vẫn phải trích khấu hao.
§  Việc trích hoặc thôi trích KHTSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào HĐSXKD.

§  Quyền sử dụng đất vô thời hạn thì không phải trích khấu hao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ebook hoc kinh doanh

tu van soan thao hop dong

van chuyen duong sat

dich vu van chuyen hang hoa

ban da kho co2

may ban da co2

noi that o to