Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Những vấn đề cần lưu ý về hoạch toán chi phí lãi vay (phần 1)


Lãi vay là một khoản tiền phát sinh từ việc chi vay, được tính dựa trên số tiền vay và lãi suất. Mức lãi suất hợp pháp hiện nay là 20%, áp dụng từ 1/1/2017 (theo khoản 1 điều 468 Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13). Trước 2017, mức trần lãi suất được tính không quá 1,5 lần so với lãi suất cơ bản đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Một khoản nợ vay ngân hàng nếu không trả hoặc trả không đủ nợ gốc và lãi thì tiền vay sẽ bao gồm:
1.      Lãi gốc;
2.      Lãi chậm trả, không quá 10%/năm;
3.      Lãi quá hạn, khoảng 1,5 lần lãi cho vay, tính từ thời điểm quá hạn;
Việc hoạch toán chi phí lãi vay hiện có rất nhiều những trường hợp đặc thù đã được ngành Thuế hướng dẫn chi tiết:
1.      Chi phí lãi vay của chủ DNTN có được hoạch toán?
Bộ tài chính cho rằng trường hợp cá nhân là chủ DNTN (cũng là người đại diện pháp luật) tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, đã góp đủ vốn đầu tư theo đăng ký, có thực hiện vay vốn ngân hàng theo hướng dẫn tại thông tư 39/2016/TT-NHNN, nếu khoản chi phí lãi vay mà chủ DNTN đã trả liên quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp và có đủ chứng từ theo quy định thì được hoạch toán vào chi phí hợp lý.
2.      Chi phí của năm trước không được tính vào năm sau:
Dựa theo nguyên tắc “các khoản chi phí phải tương ứng với doanh thu tính thuế” (Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC), Cục thuế TP HCM cho rằng các khoản chi phí hợp tác kinh doanh, chi hí lãi vay phát sinh trong những năm trước không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của năm hiện hành.
3.      Chi phí lãi vay hoạch toán theo năm phát sinh hay năm thực trả?
Theo Cục Thuế TP HCM, đối với chi phí lãi vay (không phân biệt vay ngân hàng hay ngoài ngân hàng) sẽ được hoạch toán vào năm phát sinh chi phí lãi vay đó, không hoạch toán vào năm thực trả.
4.      Được phép vay trả lãi cho các khoản nợ của công trình xây dựng.
Theo khoản 5 Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN cấm cho vay đảo nợ.
Tuy nhiên không cấm vay nhằm mục đích trả lãi cho các khoản vay trong quá trình thi công các công trình xây dựng, với điều kiện các khoản lãi vay này đã tính vào dự toán của công trình xây dựng.
5.      Từ 2017, trần lãi suất cho vay giới hạn ở mức 20%/năm.
Kể từ ngày 1/1/2017, Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 đã có hiệu lực. Theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật này cho phép các bên vay và cho vay tự thỏa thuận lãi suất vay, tuy nhiên không vượt quá 20%/năm.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn quy định tại Khoản 1 Điều 468 nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
So với quy định trước đó, tại Khoản 1 Điều 476 Bộ luật số 33/2005/QH11, lãi suất vay được khống chế không quá 1,5 lần so với lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.
6.      Từ 2015, cho phép hoạch toán lãi vay khoản vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Theo quy định mới tại khoản 6.e Điều 1 Nghị định 12/2015/NĐ-CP và khoản 2.18 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, kể từ năm 2015, khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác (sau khi đã góp đủ vốn điều lệ) được chấp nhận là chi phí hợp lý.
Trước năm 2015, thực hiện theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP và Thông tư 78/2014/TT-BTC, chi phí lãi vay để đầu tư vào DN khác không được xem là chi phí hợp lý, cho dù DN đã góp đủ vốn điều lệ. Khoản chi phí này chỉ được tính vào giá vốn khi xác định thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn.
7.      Đã góp đủ vốn điều lệ, chi phí lãi vay được hoạch toán toàn bộ
Theo quy định tại khoản 2.18, 2.31 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, nếu đã góp đủ vốn điều lệ thì chi phí lãi vay nhằm mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ mục đích đầu tư xây dựng cơ bản) đều được hoạch toán toàn bộ vào chi phí hợp lý.
8.      Từ 2015, sửa đổi cách tính chi phí lãi vay trong thời gian chưa góp đủ vốn điều lệ.
Liên quan đến cách xác định chi phí lãi vay không được trừ khi tính thuế TNDN do chưa góp đủ vốn điều lệ, kể từ năm 2015, đã có thay đổi so với giai đoạn trước đó.
Theo quy định tại khoản 2.16 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC và khoản 2.18 Điều 6 Thông tư
78/2014/TT-BTC, trước năm 2015 đối với trường hợp DN chưa góp đủ vốn điều lệ thì chi phí lãi vay không được trừ khi tính thuế TNDN là “khoản chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng lý còn thiếu theo tiến độ góp vốn”.
Tuy nhiên, kể từ năm 2015, khoản 2.18 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC đã sửa đổi cách xác định chi phí lãi vay không được trừ theo hướng như sau:
-          Nếu số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay không được trừ.
-          Nếu số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu và DN đồng thời phát sinh nhiều khoản vay thì chi phí lãi vay không được trừ sẽ bằng tỷ lệ % giữa vốn điều lệ còn thiếu và DN đồng thời phát sinh nhiều khoản vay thì chi phí lãi vay không được trừ sẽ bằng tỷ lệ % giữa cốn điều lệ còn thiếu trên tổng tiền vay nhân với tổng lãi vay.
-          Nếu số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu và DN đồng thời chỉ phát sinh một khoản vay thì chi phí lãi vay không được trừ sẽ bằng tỷ lệ % giữa vốn điều lệ còn thiếu và DN đồng thời phát sinh nhiều khoản vay thì chi phí lãi vay không được trừ sẽ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân với lãi suất vay và nhân với thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu .
9.      Lãi vay trong quá trình xây dựng cơ bản không được tính vào CPSXKD.

Đối với chi phí lãi vay phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, DN phải tính vào giá trị đầu tư, không hoạch toán vào chi phí SXKD.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ebook hoc kinh doanh

tu van soan thao hop dong

van chuyen duong sat

dich vu van chuyen hang hoa

ban da kho co2

may ban da co2

noi that o to