Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Nếu là kế toán tiền lương bạn sẽ phải làm những công việc gì?

Bạn đang là sinh viên chuyên ngành kế toán thế nhưng trong quá trình học bạn nhận thấy rằng kế toán được chia thành nhiều mảng ví dụ như kế toán thuế, kế toán tiền lương, kế toán tổng hợp… Vậy bạn đã hiểu được hết những công việc mà một kế toán lương sẽ phải làm chưa ? Bạn có bao giờ định hướng trong đầu mình những công việc mà mình phải làm nếu là mình một kế toán tiền lương. Vậy thì tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được báo cáo thực tập tốt nghiệp giải đáp ngay sau đây.
Khi bạn còn là sinh viên ngồi trên giảng đường đại học bạn được học rất nhiều thứ về kiến thức chuyên ngành. Nhưng đó là trên nền tảng lý thuyết vậy còn thực tế thì sao? Bạn có hình dung ra được hết những công việc mà mình phải làm trong tương lai không ? Với kế toán tiền lương mình sẽ làm gì?
Đã là một kế toán ngoài việc nắm vững chuyên ngành thì nó đòi hỏi ở bạn sự tỉ mỉ, cận thẩn qua từng khâu. Đối với kế toán tiền lương thì điều quan trọng nhất mà bạn cần phải biết đó là cách làm bảng chấm công, bảng theo dõi công tác của công nhân viên trong công ty, hợp đồng lao động…Từ đó lập bảng tính thanh toán tiền lương cho công nhân viên.
Với một kế toán tiền lương hàng ngày bạn sẽ phải chấm công cho công nhân viên. Tuy nhiên hiện nay thì có nhiều công ty thực hiện chấm công bằng dấu vân tay bạn sẽ theo dõi để tổng hợp lại. Cuối tháng tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Sau đó hoạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương cụ thể như sau:
§  Kế toán lương sẽ phải ghi chép phản ánh kịp thời, chính xác tình hình hiện có cũng như sự biến động về số lượng cũng như chất lượng lao động.
§  Cập nhập thường xuyên các thông tư nghị định về kế toán tiền lương
§  Tính toán kịp thời, chính xác  các khoản tiền lương, các khoản tiền thưởng cũng như trợ cấp phải trả.
§  Xây dựng thang bảng lương và tính lương.
§  Kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách chế độ bảo hiểm, tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ.
§  Từ đó lập báo cáo, phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH,..
Với các trường hợp tạm ứng lương:
Bạn sẽ phải quản lí các đợt tạm ứng lương của nhân viên trong công ty trong từng tháng. Tính tạm ứng lương và xây dựng mức lương tạm ứng.
Với lương chính:
Xây dựng kỳ tính lương
Tính các khoản thu nhập hoặc giảm trừ lương cuối kỳ cho công nhân viên.
Xây dựng bảng lương dựa trên bảng chấm công, thông tin lương của nhân viên sau đó tính và khấu trừ vào lương các khoản chi tiêu, các khoản phải nộp đối với nhà nước. Đồng thời quản lí các khoản thu nhập khác để quyết toán thuế TNCN.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Ebook hoc kinh doanh

tu van soan thao hop dong

van chuyen duong sat

dich vu van chuyen hang hoa

ban da kho co2

may ban da co2

noi that o to