TSCĐ tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau ví dụ như tăng do mua sắm, xây
dựng cấp phát..Vậy với trường hợp tăng do mua sắm thì cần chú ý tới những vấn đề
gì? Tất cả sẽ được nhóm làm báo cáo thực tập kế toán đề cập dưới đây.
Tăng do mua sắm có thể là tăng mua sắm
không qua lắp đặt, do mua sắm theo phương thức trả góp, trao đổi tương tự, trao
đổi không tương tự, tăng do mua sắm nhà cửa vật kiến trúc gắn với quyền sử dụng
đất...Tùy vào từng trường hợp cụ thể khi tiến hành hoạch toán, phản ánh lên tài
khoản cần phải kết chuyển nguồn vốn. Vậy kết chuyển nguồn vốn tiến hành như thế
nào? Doanh nghiệp sử dụng vốn vay dài hạn có phải kết chuyển nguồn vốn ngay
không?
§ Trường hợp mua sắm TSCĐ diễn ra
trong thời gian dài, phải trải qua quá trình lắp đặt, chạy thử chi phí phát
sinh rải rác khi đó toàn bộ chi phí liên quan đến TSCĐ được tập hợp vào bên nợ
TK 241 – Mua sắm TSCĐ. Khi kết thúc quá trình đầu tư mua sắm mới ghi tăng
nguyên giá của TSCĐ.
§ Đầu tư mua sắm TSCĐ dùng cho hoạt động
sản xuất kinh doanh được đầu tư bằng các nguồn vốn như quỹ đầu tư phát triển,
nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngoài việc ghi tăng nguyên giá tài sản cố định
thì cần kết chuyển nguồn vốn cho phù hợp.
§ Nếu trong trường hợp doanh nghiệp sử
dụng nguồn vốn kinh doanh để mua sắm hoặc bằng nguồn vốn vay dài hạn => Sẽ
không phải ghi bút toán kết chuyển nguồn. Khi thanh toán tiền vay dài hạn, tùy
theo kế hoạch sử dụng nguồn vốn=> Ghi bút kết chuyển nguồn.
Ví dụ cụ thể: Mua một thiết bị sản xuất theo tổng giá thanh toán là 330 triệu đồng
đã bao gồm cả thuế VAT. Toàn bộ tiền mua thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Thiết bị này được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển.
Định khoản:
Nợ TK 211: 300 triệu đồng
Nợ TK 133: 30 triệu đồng
Có TK 112: 330 triệu đồng
Kết chuyển nguồn:
Nợ TK 414: 300 triệu đồng
Có TK 411: 300 triệu đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét